Đại Lễ Tết Giáp Thìn Feb 11, 2024

Ngày 30 Tết của cuộc đời – TT Thích Giác Đăng giảng tại chùa Giác Lâm

ViaQuanAm050822012 166

Có hai việc mà các Tỳ Kheo làm khi họp lại với nhau là đàm luận về Phật Pháp và giữ sự im lặng của bậc Thánh.

Có ba hạng người viết chữ, mình xem mình thuộc hạng người nào. Hạng người thứ nhất viết chữ trên đá, 100 năm vẫn chưa phai. Ai nói gì thì nhớ mãi không  quên, đây là hạng người cố chấp. Ngay cả Phật Pháp mà còn chỉ nên đạt ý quên lời, là phương tiên, là ngón tay chỉ mặt trăng, đừng nhầm lẫn ngón tay là mặt trăng. Vậy thì huống gì là lời nói của một người mà mình ghi khắc mãi không quên. Nên hãy tập tánh nhẫn nhục, dù cho ai có nói gì cũng quyết định không hờn giận. Học xong chữ nhẫn thì niết bàn không xa.

Hạng người thứ hai viết chữ trên cát, một ngày mới phai.

Hạng người thứ ba viết chữ trên nước. Nghe rồi là quên không để lại dấu vết.

Hôm nay Sư nói về pháp tu Tịnh Độ, chúng ta nghe không nên chỉ nghe một chiều mà hãy cùng đàm luận. Chánh báo là con người, Bồ tát và Thánh chúng. Y báo là cảnh giới mà chúng ta nương theo, nguyện sanh về. Đức Phật chỉ cho ta điều kiện để được sinh về rất rõ: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sinh bỉ quốc.” Trong kinh A Di Đà có đọan: “Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật. nhứt tâm bất loạn, kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền. Thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ.” Nghe qua thấy khó quá, nhưng trong kinh Vô Lượng Thọ có nguyện thứ 18: “Nguyện mười niệm tất được sinh - Nếu tôi thành Phật, chúng sinh mười phương, hết lòng tin muốn, cầu về nước tôi, nhưng chỉ niệm ít, được có mười niệm, nếu chẳng được sinh, tôi chẳng làm Phật. Chỉ trừ những kẻ, phạm tội ngũ nghịch, phỉ báng chính pháp.” Mới nghe qua thấy dễ nhưng mà khi lâm chung niệm được 10 niệm dễ hay khó?

Chúng ta nên lấy ngày 30 Tết để thi nháp, so sánh với ngày 30 Tết của cuộc đời.

1. Ngày 30 Tết người ta rất bận rộn, phải giải quyết cho xong 1 năm. Ở đây có ai dám buông hết để tổ chức niệm Phật vào ngày 30 Tết không? Nếu chưa buông được vào ngày 30 Tết để lo niệm Phật thì chắc chắn sẽ không buông được vào ngày 30 Tết của cuộc đời.

2. Ngày 30 Tết phải tính cho dứt điểm, nợ nần phải thanh toán cho xong. Vô thường không hẹn ngày giờ. Chúng ta đang bước dần tới sự chết. Mình bị sương mù vô minh dầy đặc nên không thấy cái hố mà mọi người đang tiến gần đến. Vậy mà vừa đi vừa thúc chõ nhau, chi vậy? Vì vô minh, mình có lo gì cho ngày 30 Tết của cuộc đời mình chưa?

3. Ngày 30 Tết của cuộc đời không có biết trước được nên khi nó đến bất chợt, mình rất rối. Bởi vậy nên con nguyện khi lâm chung biết ngày giờ trước. Nhưng mà xét lại xem mình nguyện thiệt hay nguyện giả. Khi Đức Phật sai sứ giả đến cho biết trước ngày sao lại sợ. Bác sĩ nói bệnh còn mấy tháng nữa đi sao lại hốt hoãng. Vậy thì coi chừng nói vậy chứ không phải vậy. Cũng như theo Phật thì phải tin sâu nhân quả, tin nhân quả sao còn coi ngày, coi bói. Nếu như thầy bói nói đúng thì họ phải là người giàu nhất chứ sao lại không thấy ông thầy bói nào giàu hết vậy. Nếu như nước ở sông Hằng có công năng tẩy uế thì mấy con cá ở đó chắc là thanh tịnh hết rồi.

Vậy thì biết ngày giờ trước là hạnh phúc nhất.

Mình sợ chết thì cái chết nó có xa mình được không? Sợ không được gì mà càng sợ càng gần cái chết hơn vì nó làm tinh thần mình sa sút. Ngu gì mà sợ, sợ chết là ngu.

Đau mà cười thì đở đau hơn hay rên la thì đở đau hơn?

4. Ngày 30 Tết của cuộc đời mình mất một cách triệt để như nhà cửa, bà con…, mình 1 mình đơn độc.

5. Ngày 30 Tết của cuộc đời chủ nợ không cho hẹn. Nợ gì là nặng nhất, là nợ mạng. Muốn bớt nợ mạng thì ăn chay trường.

Người tu tịnh độ có hai việc cần phải làm là trường chay và niệm Phật. Nghiệp ái và sát làm cho chúng ta bị trói buộc. Ái luyến của cải và người thân cái nào nặng hơn. Mình buông người thân này mới có người thân khác. Có trải lòng ra với mọi người thì có rất nhiều bạn.

Khi lâm chung sẽ có hàng rào cản để đòi nợ không cho đi, vì đi rồi lấy ai để đòi.

Có người không chuẩn bị gì cả, khi lâm chung cần tới cái phao thì không có. Có người lo lấy lệ, nên khi cần đến phao thì không đủ hơi. Có người lúc nào cũng chăm sóc chiếc phao, khi cần đến là có ngay.

Có nguyện có vãng sanh, không nguyện không vãng sanh. Không phải nói mà trong lòng, chờ lúc cháy nhà mới biết. Nhà nghèo mới biết con nào có hiếu.

Điều cấm kỵ duy nhất là sợ chết, sợ chết tức là sợ vãng sanh. Muốn  được vãng sanh thì phải chết. Chúng ta có thể nguyện vẽ vời nhưng không xài được, có thể được khen nhưng khi lâm chung thì không được vãng sanh.

Ngày 30 Tết của cuộc đời không ai tránh được nên ngay bây giờ phải phát nguyện.

Người tu giỏi khi chuyện đến cơn sốc không lên cao và thời gian để quân bình ngắn hơn. Người tu dở cần thời gian để chuẩn bị hơn. Chết là chắc, chúng ta đang chờ hình án, có người thì gần có người thi xa. Nên ngay bây giờ phải chuẩn bị cho ngày 30 Tết của cuộc đời.

Vài hình lưu niệm:

ViaQuanAm050822012 168ViaQuanAm050822012 169ViaQuanAm050822012 171ViaQuanAm050822012 173

Chúc quý đạo hữu chuẩn bị thật tốt cho ngày 30 Tết của mình.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương kính ghi.

Tags: , ,
Thư từ, tin tức, bài viết xin gửi về địa chỉ chuagiaclam@yahoo.com. Để tìm hiểu về Chùa Giác Lâm xin bấm vào đây. Rất mong nhận được sự cộng tác của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và độc giả gần xa
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

0 comments

Leave a Reply

» Sử dụng tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, hoặc Tên/URL-Website [có thể bỏ trống URL], hoặc Ẩn danh [Anonymous] để đưa ra comment [nhận xét], nếu muốn.

» Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.

» Vui lòng đăng nhận xét hòa nhã đúng mực và cố gắng gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể. Rất vui vì những comment thiện chí, xin cảm ơn!