Đại Lễ Tết Giáp Thìn Feb 11, 2024

Học Tiếng Việt Không Dễ...

Bạn thân,

Chúng ta đều biết rằng, học một ngôn ngữ tới nơi tới chốn không phải là dễ.

Dĩ nhiên, không nhất thiết phải trở thành một nhà ngữ học uyên bác, ngay cả khi chúng ta muốn trở thành một nhà văn trung bình cũng là chuyện khó.

Từ cách phát âm đa dạng, phức tạp của giọng Nam, giọng Bắc, giọng Trung... mà ngay cả giọng Miền Trung cũng đã dị biệt từ các giọng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Bình Định... huống gì là nói tới nghe cho đủ. Cũng y hệt như thời chúng ta học tiếng Anh, nghe ông thầy từ Mỹ về nói khác hẳn giọng ông thầy từ Anh Quốc du học về.

Có như thế mới khâm phục các nhà văn, nhà thơ... Họ là những người gìn giữ hồn chữ Việt.

Báo Người Đưa Tin mới đây đưa tin về chuyện “Du học sinh Lào “khóc, cười” khi học tiếng Việt...”

Khó thật, khó thật.

Bài viết kể nỗi gian nan:

“Về chuyện học ngoại ngữ, chính người Việt còn thốt lên câu "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt" thì du học sinh Lào "dở khóc, dở cười" khi học tiếng Việt là điều khó tránh.

Bạn có dịp đi đến những phiên chợ ở thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) sẽ được chứng kiến cảnh tượng những khách hàng là sinh viên Lào nói thì ít mà "khua tay, múa chân" thì nhiều. Vì ra chợ, theo kinh nghiệm "để đời" của du học sinh Lào, đó là nơi học tiếng Việt thực hành vừa đơn giản mà lại "vui" và hiệu quả nhất. Họ có những "bí quyết" học tiếng Việt độc đáo và không ít câu chuyện "dở khóc, dở cười" từ sự học tiếng Việt mà ra...

Mỗi năm, Việt Nam đón nhận hàng ngàn du học sinh Lào sang học tập, nghiên cứu sinh. Học tiếng Việt là điều khó khăn với tất cả người nước ngoài nhưng với những du học sinh Lào thì điều đó còn khó khăn gấp bội. Bởi tiếng Việt là ngữ hệ Latin, tiếng Lào thuộc hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, chịu những ảnh hưởng của tiếng Phạn. Vì thế, những sinh viên Lào phải nỗ lực hơn rất nhiều để không những nghe, nói được tiếng Việt mà còn phải hiểu được tiếng Việt trong chuyên ngành đặc thù mà mình theo học. Thực tế, mỗi sinh viên Lào lại tự nghĩ ra cách riêng, nhanh nhất để học tiếng Việt...

...Nhắc đến những kỷ niệm đáng nhớ, anh Bun Chăm Khăm Phô Thong đến từ tỉnh Bó Kẹo, sinh viên K47, khoa Công nghệ Thông tin, trường cao đẳng Sư phạm Sơn La chia sẻ: "Lần đầu tiên bập bẹ tiếng Việt, thầy giáo đọc mẫu và chỉ vào bức tranh các loại hoa rồi bảo sinh viên đọc theo hướng dẫn của thầy, tên các loại hoa này. Một bạn xung phong đứng lên đọc lại các loại hoa như sau: "Hoa hỏng, hoa hợi, hoa cu, hoa đòi...". Thực ra tên các loài hoa theo thứ tự là hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc, hoa đào. Lúc đó, giáo viên hướng dẫn chỉ biết cười trừ, còn sinh viên thì chưa hiểu "mô tê" gì...”

Khó thật, khó thật. Đó là chưa bàn tới chuyện chơi chữ. Ai bảo là dễ học nhỉ, nhất là khi ngôn ngữ là tinh hoa của văn hóa của một dân tộc.

http://vietbao.com/D_1-2_2-76_4-200463_5-15_6-1_14-2_15-2_17-4873/

Tags: , ,
Thư từ, tin tức, bài viết xin gửi về địa chỉ chuagiaclam@yahoo.com. Để tìm hiểu về Chùa Giác Lâm xin bấm vào đây. Rất mong nhận được sự cộng tác của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và độc giả gần xa
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

0 comments

Leave a Reply

» Sử dụng tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, hoặc Tên/URL-Website [có thể bỏ trống URL], hoặc Ẩn danh [Anonymous] để đưa ra comment [nhận xét], nếu muốn.

» Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.

» Vui lòng đăng nhận xét hòa nhã đúng mực và cố gắng gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể. Rất vui vì những comment thiện chí, xin cảm ơn!