GIÁC MINH Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH Tất cả quý vị đều có niềm tin nơi Phật Giáo từ nhiều năm qua vì đã được nghe nhiều người đề cập đến những Lời Dạy của Phật Giáo -- nhất là các nhà sư và các thầy dạy học ngoài đời. Trong vài trường hợp Giáo Pháp được giảng dạy một cách bao quát và mơ hồ đến độ khó hiểu, khó nhận thức, để có thể đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày. Trong những trường hợp khác, Giáo Pháp được thuyết giảng với ngôn ngữ quá cao siêu hay với những danh từ quá đặc biệt chuyên môn làm cho phần đông khó lãnh hội, nhất là khi lời dạy theo quá sát văn tự của kinh điển. Sau cùng, có một lối giảng bình dị, thông thường, không quá mơ hồ cũng không quá sâu sắc, không quá rộng rãi bao quát cũng không quá bí ẩn -- chỉ vừa phải cho người nghe lãnh hội và thực hành để tự mình thọ hưởng lợi ích của Giáo Huấn. Hôm nay Sư muốn chia sẻ với quý vị lời thuyết giảng Giáo Pháp mà trong quá khứ Sư thường áp dụng để dạy đệ tử; Giáo Huấn mà Sư hy vọng sẽ có thể mang lợi ích đến cho từng cá nhân quý vị đang ngồi đây lắng nghe. Người Có Ước Vọng Đạt Đến Phật Pháp Người có ước vọng đạt đến Giáo Pháp của Đức Phật (Buddha-Dhamma, Phật Pháp) trước tiên phải có đức tin, hay niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo để làm nền tảng. Người ấy phải thấu hiểu ý nghĩa của Phật Pháp như sau: Phật, Buddha - Người giác ngộ, người thông suốt, người có tâm trong sạch, sáng ngời và thanh bình an lạc. Pháp, Dhamma - Các đặc tính của sự trong sạch, sáng ngời và thanh bình an lạc phát sanh từ Giới, Định, Tuệ. Vì lẽ ấy, người có nguyện vọng tiến đạt đến Phật Pháp là người gia công trau giồi và phát triển Giới, Định, Tuệ bên trong mình. Đi Trên Con Đường Của Phật Pháp Lẽ dĩ nhiên, những ai muốn về nhà mình đến nơi đến chốn sẽ không chỉ giản dị ngồi yên một chỗ rồi suy tư về cuộc hành trình. Vị ấy phải thật sự dấn thân vào cuộc đi, bước từng bước một theo đúng chiều hướng, để cuối cùng về đến nhà. Nếu đi lạc đường họ có thể gặp phải những khó khăn như bị đầm lầy hoặc các chướng ngại khác, cản ngăn mà không thể đi bọc vòng quanh. Hoặc nữa, trong khi lầm đường lạc nẽo họ có thể rơi vào những hoàn cảnh hiểm nguy và sẽ không bao giờ về được đến nhà. Người về đến nhà có thể nghỉ ngơi thoải mái và an giấc ngon lành -- nhà cửa mình là nơi có đầy đủ tiện nghi cho cả thân lẫn tâm. Giờ đây họ thật sự về đến nhà. Tuy nhiên, nếu khách lữ hành chỉ đi ngang qua trước nhà, hoặc chỉ đi vòng quanh nhà, thì không thọ nhận được lợi ích của người đã về đến tận nhà. Cùng thế ấy, đi trên con đường nhằm đạt đến Phật Pháp là công trình mà mỗi người chúng ta, từng cá nhân, phải tự mình gia công nỗ lực, bởi vì không ai khác có thể làm cho ta. Và chúng ta phải dấn thân đi dài theo con đường Giới, Định, Tuệ cho đến khi tìm được quả phúc cao thượng của trạng thái tâm trong sạch, sáng ngời và thanh bình an lạc, vốn là quả lành của cuộc hành trình trên con đường. Dầu sao sự hiểu biết suông qua sách vở và kinh điển, qua những thời Pháp hay những bài kinh, chỉ giống như kiến thức của người xem bản đồ hay nghiên cứu kế hoạch đi đường, dầu có phải trải qua hằng trăm kiếp sống đi nữa, cũng sẽ không bao giờ biết được trạng thái trong sạch, sáng ngời, và thanh bình an lạc của tâm. Chỉ hoang phí thì giờ mà không bao giờ thành đạt những lợi ích của pháp hành. Các bậc Đạo Sư là những người chỉ vạch cho ta hướng đi trên con đường. Sau khi đã nghe lời dạy của Thầy, có đi theo con đường cùng không, có gia công thực hành để thọ hưởng những quả lành của con đường cùng không, hoàn toàn do nơi mỗi người chúng ta. Một lối nhìn khác là so sánh pháp hành với lọ thuốc mà vị bác sĩ trao cho bệnh nhân. Trên chai thuốc có những dòng chữ chỉ dẫn rành mạch với đầy đủ chi tiết về phương cách dùng thuốc. Tuy nhiên, dầu có đọc đi đọc lại hằng trăm lần những lời chỉ dẫn ấy, và chỉ làm có thế thôi, bệnh nhân ắt phải chết, không thọ hưởng lợi ích nào của thuốc. Có thể trước khi lìa đời người bệnh ấy sẽ chua cay trách móc, than phiền rằng thầy dở, thuốc xấu, không chữa được bệnh anh! Anh ta sẽ nghĩ rằng vị bác sĩ là hạng lang băm, hạng lương y giả mạo, còn thuốc thì không công hiệu, trong khi ấy anh chỉ phung phí thì giờ để quan sát lọ thuốc và đọc lời chỉ dẫn. Anh không theo đúng lời dặn của bác sĩ, không uống thuốc. Nếu thật sự tuân hành theo lời chỉ dẫn của bác sĩ và đều đặn uống thuốc, bệnh nhân sẽ bình phục. Nếu là chứng bệnh trầm trọng bệnh nhân sẽ cần phải uống thật nhiều thuốc, còn như chỉ ốm đau sơ sài thì người bệnh chỉ cần uống một ít cũng đủ lành bệnh. Sở dĩ phải uống nhiều thuốc là vì chứng bệnh của ta trầm trọng. Đó chỉ là tự nhiên, và nếu thận trọng suy tư, tự chính ta có thể thấy rõ điều nầy. Bác sĩ biên toa cho thuốc để tiêu trừ chứng bệnh của thân. Những lời dạy của Đức Phật được ban truyền để chữa trị những chứng bệnh tâm thần, đem tâm trở về trạng thái lành mạnh thiên nhiên. Như vậy Đức Phật có thể được xem là vị bác sĩ cho thuốc để chữa bệnh của tâm. Trong thực tế, Ngài là bậc Tối Thượng Y Vương trên thế gian. Những chứng bệnh tâm linh ấy đều có hiện hữu bên trong mỗi người chúng ta, không loại trừ ai. Như vậy, mỗi khi thấy bệnh mà ta hướng cái nhìn về Pháp Bảo để tìm nương tựa, tìm phương thuốc trị liệu cho căn bệnh tâm linh của mình, thì có hợp lý chăng? Trên "con đường Phật Pháp" ta không đi bằng thân. Cuộc hành trình phải được trải qua bằng tâm mới thành đạt lợi ích. Và khách lữ hành có thể được phân làm ba nhóm người ở ba mức độ khác nhau như sau: Mức độ thứ nhất: bao gồm những người hiểu biết rằng họ phải tự mình gia công thực hành, và họ cũng hiểu biết phải thực hành như thế nào. Họ quy y Tam Bảo, trở về nương tựa nơi Phật, Pháp, Tăng và lập tâm nhất quyết chuyên cần thực hành Giáo Pháp. Những người ấy chỉ tự mình tách rời ra khỏi những phong tục tập quán quen thuộc mà họ đã theo, và dùng lý trí tự mình quán chiếu bản chất thiên nhiên của vạn pháp. Đó là nhóm người "Phật tử có đức tin". Mức độ trung bình: bao gồm những người nỗ lực thực hành cho đến khi đức tin nơi Giáo Pháp trở nên vững chắc, tức niềm tin nơi Phật, Pháp, Tăng của mình không thể còn bị lay chuyển. Các vị nầy cũng thấm nhuần, tiến sâu vào sự hiểu biết bản chất thật sự của tất cả các pháp hữu vi. Các Ngài dần dần buông bỏ, giảm bớt bám níu và luyến ái, không nắm giữ sự vật, và tâm tiến đạt đến mức sâu sắc thấu triệt Giáo Pháp. Tùy thuộc mức độ buông bỏ -- tức không luyến ái -- và trí tuệ, các Ngài tiến dần từ bậc Tu Đà Huờn, Tư Đà Hàm, đến A Na Hàm, hay nói một cách giản dị, các Ngài tuần tự chứng đắc các tầng Thánh. Mức độ cao nhất: bao gồm những vị mà pháp hành đã đưa các Ngài đến trạng thái thân, khẩu, ý của Đức Phật. Các Ngài đã vượt lên trên thế gian, ra khỏi thế gian, và qua khỏi mọi hình thức bám níu và luyến ái. Các Ngài được tôn là bậc A La Hán (Arahat), hoàn toàn giải thoát, mức độ cao siêu nhất trong các tầng Thánh. Làm Thế Nào Thanh Lọc Giới Đức? Giới đức là thu thúc và kiểm soát thân, khẩu, khép hành động và lời nói của mình vào khuôn khổ kỷ cương. Về phương diện nghi thức, giới luật được phân làm hai hạng: giới cho người cư sĩ tại gia và giới của hàng xuất gia, tỳ khưu và tỳ khưu ni. Tuy nhiên, một cách tổng quát, đặc tính căn bản của giới luật là "tác ý", "ý muốn" nằm phía sau hành động và lời nói. Khi có chánh niệm, tự hay biết mình, ắt chúng ta suy tư chân chánh và có "ý muốn làm" chân chánh. Công trình tự hay biết mình và gom tâm chú niệm sẽ dẫn đến giới đức thanh cao trong sạch -- giới tịnh. Đó chỉ là lẽ dĩ nhiên, khi ta mặc áo quần dơ dáy và mình mẩy của ta cũng nhơ bẩn thì tâm sẽ cảm nghe kém thoải mái, bực bội, và khó chịu. Trái lại, nếu chúng ta giữ thân mình sạch sẽ và quần áo tươm tất gọn gàng thì tâm sẽ cảm nghe nhẹ nhàng khoan khoái và dễ chịu. Cùng thế ấy, khi giới đức không được thanh tịnh nghiêm trì, thân và khẩu ắt nhơ bẩn và đó là nguyên nhân làm cho tâm ưu phiền, sầu muộn và nặng nề. Chúng ta đã xa lìa pháp hành chân chánh, và điều nầy gây trở ngại, không để cho ta thấm nhuần, ăn sâu vào tinh chất nguyên thể của Giáo Pháp trong nội tâm. Trạng thái lành mạnh trong sạch của thân và khẩu tùy thuộc nơi mức độ mà tâm được chân chánh rèn luyện, vì tâm điều khiển hành động và lời nói. Vì lẽ ấy chúng ta phải gia công thực hành pháp luyện tâm. Thực Hành Thiền Tập Thực tập an trụ tâm là pháp hành làm cho tâm trở nên vững chắc, không chao động. Pháp hành nầy đưa tâm đến trạng thái an tĩnh, vắng lặng. Thông thường, cái tâm không được rèn luyện của chúng ta luôn luôn di động, khó kiểm soát, khó điều khiển.Tâm bay nhảy điên cuồng hoang dại theo những mê loạn của giác quan giống như nước chảy tán loạn đầu nầy đầu kia, tìm đến nơi thấp nhất. Mặc dầu vậy, các chuyên viên nông nghiệp và các kỹ sư hiểu biết phải làm thế nào để kiểm soát và dùng nước vào những việc có lợi ích nhất cho nhân loại. Con người thông minh, biết cách giữ chứa nước lại, biết xây đắp những hồ chứa thật rộng lớn, và đào kinh -- tất cả những công trình nầy chỉ nhắm vào mục đích duy nhất là dẫn nước và làm cho nước trở nên hữu dụng. Hơn nữa, nước được tích trữ trong hồ chứa lại được xử dụng để tạo điện lực, ánh sáng và các công dụng khác cũng do nhờ ta biết kiểm soát lưu lượng, không để nó tự nhiên trôi chảy một cách hoang phí và ứ đọng trong các vũng đầm nhỏ. Tâm ta cũng vậy. Được chứa giữ và kiểm soát, được cần mẫn và kiên trì rèn luyện, tâm sẽ đem lại những lợi ích to tát không thể lường. Đức Phật dạy, "Tâm được kiểm soát đem lại chân hạnh phúc. Vì lẽ ấy các con hãy gia công tu tập, rèn luyện tâm mình để thành đạt lợi ích cao thượng nhất". Các con thú mà ta thấy quanh đây cũng thế, như voi, ngựa, bò, trâu v.v.. đều phải được tập luyện mới có thể dùng được. Chỉ khi nào được rèn luyện đầy đủ, sức mạnh của con vật mới thật sự hữu dụng cho ta. Một cái tâm được rèn luyện thuần thục sẽ đem lại phước lành không biết bao nhiêu lần nhiều hơn là tâm buông lung hoang dại. Đức Phật và chư vị Thánh đệ tử của Ngài đều khởi đầu y như chúng ta -- với cái tâm không được rèn luyện. Vậy mà về sau, hãy xem các Ngài đã trở nên đối tượng kỉnh mộ tôn sùng của tất cả chúng ta như thế nào, và hãy nhìn xem bao nhiêu lợi ích mà chúng ta đã thọ nhận từ những lời dạy của các Ngài. Quả thật vậy, hãy nhìn xem những lợi ích mà toàn thể thế gian đang thọ hưởng do những vị đã trải qua suốt công trình luyện tâm và thành đạt tự do cùng tột. Một cái tâm được cẩn trọng kiểm soát và rèn luyện ắt cũng được trang bị hoàn hảo để hỗ trợ chúng ta trong mọi nghề nghiệp, ở mọi hoàn cảnh. Một cái tâm được uốn nắn và khép vào khuôn khổ kỷ cương sẽ giữ cho cuộc sống quân bình, công ăn việc làm dễ dàng hơn và phát triển dưỡng nuôi lý trí để điều hành các sinh hoạt của ta. Cuối cùng, hạnh phúc của chúng ta sẽ tăng trưởng cùng nhịp, tương xứng với pháp luyện tâm thích nghi. Công trình luyện tâm có thể được thực hiện theo nhiều đường lối, với nhiều phương thức khác nhau. Phương pháp hữu ích nhất và có thể được tất cả mọi người -- với những tâm tánh khác nhau -- áp dụng thực hành là pháp "niệm hơi thở". Đó là trau giồi và phát triển tâm, chú niệm hơi-thở-ra, thở-vào. ở tu viện nầy chúng tôi tập trung sự chú ý vào chót mũi và gom tâm hay biết nơi hơi-thở-vào và hơi-thở-ra bằng cách niệm thầm hai chữ "BUD-DHO" như câu chú. Nếu hành giả muốn dùng chữ nào khác để niệm, hoặc không niệm chữ nào mà chỉ chú tâm vào hơi gió di chuyển ra vào cũng được. Hành giả thay đổi, tự điều chỉnh, tìm lối thực hành nào thích hợp nhất với mình. Yếu tố chánh yếu trong pháp hành là luôn luôn giữ chánh niệm, luôn luôn ghi nhận, hay biết hơi thở trong khoảnh khắc hiện tại, để theo dõi gom tâm vào mỗi hơi-thở-vào và mỗi hơi-thở-ra, ngay lúc nó xảy diễn. Trong khi đi kinh hành, hãy cố gắng luôn luôn giữ tâm niệm ở cảm giác của bàn chân chạm xuống đất. Pháp hành thiền nầy phải được kiên trì thực hành, càng liên tục càng tốt, để mang lại kết quả tốt đẹp. Không nên chỉ hành một thời gian ngắn trong ngày rồi ngưng luôn một hai tuần hay cả tháng mới hành trở lại. Hành gián đoạn như thế sẽ không gặt hái thành quả. Đức Phật dạy nên siêng năng hành thiền, và chuyên cần hành thiền, có nghĩa là ta phải tận lực cố gắng, giữ cho pháp hành luôn luôn liên tục, không gián đoạn. Khi hành thiền chúng ta nên tìm một nơi yên tĩnh, thanh vắng, để có thể hành mà không bị ngoại cảnh làm xao lãng. Trong vườn hoặc dưới một cội cây có tàng bóng mát mẻ, kín đáo, phía sau nhà hoặc nơi nào khác mà ta có thể ở một mình không bị khuấy động, là những nơi thích hợp. Nếu là tỳ khưu hay nữ tu sĩ thì ta nên tìm một cái cốc (tịnh thất nhỏ) thích nghi, một khu rừng yên tĩnh hoặc một hang đá hoang vu vắng vẻ. Cảnh núi non có nhiều nơi đặc biệt thích nghi với pháp hành. Trong bất luận trường hợp nào, dù ở đâu, chúng ta phải nỗ lực gia công chú tâm niệm hơi-thở-ra, thở-vào một cách liên tục. Nếu sự chú tâm xao lãng, hướng đến điều gì khác, hãy cố gắng kéo nó trở về đề mục. Cố gắng dẹp qua một bên tất cả những suy tư hay những lo âu khác. Không nghĩ đến bất cứ gì. Chỉ theo dõi bám sát vào hơi thở. Nếu ta giữ chánh niệm, ghi nhận và hay biết những ý nghĩ ngay lúc nó vừa khởi sanh và chuyên cần quay về đề mục hành thiền, tâm sẽ càng lúc càng trở nên vắng lặng. Khi tâm thư thái tự tại và an trụ vững vàng, hãy buông rơi hơi thở, không dùng hơi thở làm đề mục hành thiền nữa. Bây giờ hãy quán chiếu thân và tâm (danh và sắc), vốn bao gồm năm uẩn; sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Hãy theo dõi và quán sát năm uẩn ấy ngay lúc nó đến rồi đi. Ta sẽ thấy rõ ràng rằng ngũ uẩn là vô thường, rằng trạng thái vô thường làm cho nó là bất toại nguyện và không đáng được ưa thích, rằng tự nó đến rồi đi -- không có một cái "ngã" điều khiển sự vật. Chỉ có thiên nhiên, di chuyển theo định luật nhân quả. Tất cả mọi sự vật trên thế gian đều nằm trong những đặc tính bất ổn định, bất toại nguyện, vàkhông có một tự ngã thường còn, hay một linh hồn trường cửu. Khi nhìn toàn thể kiếp sinh tồn dưới ánh sáng nầy mọi luyến ái và bám níu vào ngũ uẩn sẽ dần dần suy giảm. Đó là do chúng ta thấy được những đặc tính thật sự của thế gian, bản chất thật sự của vạn hữu. Ta gọi đó là sự phát sanh trí tuệ. Trí Tuệ Phát Sanh Trí tuệ là nhìn thấy thực tướng những biểu hiện khác nhau của thân và tâm. Khi dùng cái tâm an trụ và được rèn luyện thuần thục của mình để quán chiếu năm uẩn ta sẽ thấy rõ ràng rằng cả hai, thân và tâm, là vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã. Thấy tất cả các pháp hữu vi với trí tuệ như vậy ta không còn luyến ái hay bám níu vào nó nữa. Bất luận gì thọ nhận, ta thọ nhận với chánh niệm. Chúng ta không quá đổi vui mừng. Khi vật gì của ta tan vỡ, hư hoại hay biến tan, chúng ta không quá âu sầu phiền muộn, và khi bị đau đớn chúng ta không buồn khổ -- bởi vì ta thấy rõ bản chất vô thường của tất cả mọi sự vật. Khi lâm bệnh và phải chịu đau nhức như thế nào đi nữa ta vẫn bình thản, giữ tâm xả, bởi vì tâm của ta đã được rèn luyện đầy đủ.Tâm thuần thục là nơi nương tựa thật sự. Tất cả những điều nầy được gọi là trí tuệ, cái trí tuệ thấu triệt chân tướng của sự vật ngay lúc nó vừa khởi sanh. Tuệ phát sanh do niệm và định. Định phát sanh từ nền tảng giới luật, hay đức hạnh. Tất cả những pháp nầy -- giới, định và tuệ -- tương quan với nhau rất mật thiết, đến độ không thể thật sự tách rời ra. Theo kinh nghiệm của pháp hành ta có thể nhìn ba pháp nầy như sau: Trước tiên, đặt tâm trong khuôn khổ kỷ luật để niệm hơi thở. Đó là sự khởi sanh của Giới. Khi chánh niệm được kiên trì và liên tục an trụ vào hơi thở cho đến khi trở nên vắng lặng, đó là sự phát sanh của Định. Đến lúc công trình quán chiếu cho thấy rằng hơi thở là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã, và tiếp theo đó là tâm buông bỏ, không luyến ái, đến với hành giả. Đó là sự phát sanh của Tuệ. Như vậy có thể nói rằng pháp niệm hơi thở là một pháp môn tu tập nhằm trau giồi và phát triển Giới, Định, Tuệ. Cả ba cùng đến chung với nhau. Khi Giới, Định và Tuệ đều cùng được trau giồi và phát triển ta gọi là thực hành Bát Chánh Đạo. Đức Phật dạy rằng đó là con đường duy nhất dẫn thoát ra khỏi mọi khổ đau. Bát Chánh Đạo cao siêu hơn tất cả các pháp, vì nếu thực hành thích nghi, đó là con đường đưa thẳng đến Niết Bàn, đến thanh bình an lạc. Ta có thể nói rằng pháp hành nầy thật sự đưa đến tận Đức Phật và Giáo Pháp một cách chính xác. Những Lợi ích Của Pháp Hành Khi ta hành thiền như đã được giải thích ở phần trên, những quả lành của pháp hành nầy sẽ trổ sanh theo ba giai đoạn như sau: Trước tiên, đối với những vị hành giả ở mức độ "Phật tử có đức tin" thì niềm tin nơi Phật, Pháp, Tăng càng tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Niềm tin nầy trở thành nguyên động lực thật sự dũng mãnh, hỗ trợ bên trong mỗi người. Các vị nầy cũng thấu hiểu tận tường hơn, bản chất "nhân sanh quả" của vạn pháp, rằng thiện nghiệp sẽ đưa đến quả lành và bất thiện nghiệp sẽ đưa đến quả dữ. Đối với người như thế ấy hạnh phúc càng thêm dồi dào và nội tâm càng thêm thanh bình an lạc. Thứ đến là những vị đã thành đạt các Thánh Quả Tu Đà Huờn, Tư Đà Hàm, hoặc A Na Hàm. Niềm tin nơi Phật, Pháp, Tăng, của những vị nầy không còn có thể lay chuyển. Các Ngài vô cùng an lạc và vững vàng tiến bước trên con đường dẫn đến Niết Bàn. Thứ ba là chư vị A La Hán, bậc Toàn Thiện, những vị đang thọ hưởng loại hạnh phúc hoàn toàn vượt ra khỏi mọi hình thức đau khổ. Các Ngài đã là Phật, đã vượt ra khỏi thế gian và đã viên mãn hoàn tất cuộc hành trình trên Con Đường của bậc Thánh Nhân. * * * Tất cả chúng ta đã có diễm phúc được sanh làm người và được nghe Giáo Huấn của Đức Phật. Đó là cơ hội ngàn vàng mà hàng triệu chúng sanh khác không được có. Như vậy, chớ nên hờ hững dể duôi hoặc buông lung không chuyên cần. Hãy nhanh chóng tạo phước, hành thiện, và noi theo con đường của pháp hành từ đoạn đầu, đoạn giữa, đến mức độ cao thượng nhất. Không nên để thời gian trôi qua một cách hoang phí mà không có mục tiêu. Hãy cố gắng vượt đến chân lý của những lời dạy mà Đức Từ Phụ đã ban truyền, ngay trong ngày hôm nay. Bây giờ, để chấm dứt thời Pháp hôm nay, Sư nhắc lại một bài ca dao của người Lào, đại ý như sau: "Nhiều cuộc vui đã tàn, nhiều lạc thú đã trôi vào dĩ vãng. Trời sắp xế chiều và màn đêm sẽ nhanh chóng rủ xuống. Giờ đây, đang say sưa với những dòng lệ tuôn rơi, hãy ngừng nghỉ và nhìn xem, không bao lâu nữa sẽ quá muộn để viên mãn hoàn tất cuộc hành trình." | BODHINYANA A Collection of Dhamma Talks by The Venerable Ajahn Chah (Phra Bodhinyana Thera) 1. Fragments of a Teaching All of you have believed in Buddhism for many years now through hearing about the Buddhist Teachings from many sources -- especially from various monks and teachers. In some cases Dhamma is taught in very broad and vague terms to the point where it is difficult to know how to put it into practice in daily life. In other instances Dhamma is taught in high language or special jargon to the point where most people find it difficult to understand, especially if the teaching is done too literally from scripture. Lastly there is Dhamma taught in a balanced way, neither too vague nor too profound, neither too broad nor too esoteric -- just right for the listener to understand and practice to personally benefit from the Teachings. Today I would like share with you Teachings of the sort I have often used to instruct my disciples in the past; Teachings which I hope may possibly be of personal benefit to those of you here listening today. One who wishes to reach the Buddha-DhammaOne who wishes to reach the Buddha-Dhamma must firstly be one who has faith or confidence as a foundation. He must understand the meaning of Buddha-Dhamma as follows:
Therefore, one who is to reach the Buddha-Dhamma is one who cultivates and develops morality, concentration and wisdom within himself. Walking the Path of Buddha-DhammaNaturally people who wish to reach their home are not those who merely sit and think of travelling. They must actually undertake the process of travelling step by step, and in the right direction as well, in order to finally reach home. If they take the wrong path they may eventually run into difficulties such as swamps or other obstacles which are hard to get around. Or they may run into dangerous situations in this wrong direction, thereby possibly never reaching home. Those who reach home can relax and sleep comfortably -- home is a place of comfort for body and mind. Now they have really reached home. But if the traveller only passed by the front of his home or only walked around it, he would not receive any benefit from having travelled all the way home. In the same way, walking the path to reach the Buddha-Dhamma is something each one of us must do individually ourselves, for no one can do it for us. And we must travel along the proper path of morality, concentration and wisdom until we find the blessings of purity, radiance and peacefulness of mind that are the fruits of travelling the path. However, if one only has knowledge of books and scriptures, sermons and sutras, that is, only knowledge of the map or plans for the journey, even in hundreds of lives one will never know purity, radiance and peacefulness of mind. Instead one will just waste time and never get to the real benefits of practice. Teachers are those who only point out the direction of the Path. After listening to the teachers, whether or not we walk the Path by practicing ourselves, and thereby reap the fruits of practice, is strictly up to each one of us. Another way to look at it is to compare practice to a bottle of medicine a doctor leaves for his patient. On the bottle is written detailed instructions on how to take the medicine, but no matter how many hundred times the patient reads the directions, he is bound to die if that is all he does. He will gain no benefit from the medicine. And before he dies he may complain bitterly that the doctor wasn't any good, that the medicine didn't cure him! He will think that the doctor was a fake or that the medicine was worthless, yet he has only spent his time examining the bottle and reading the instructions. He hasn't followed the advice of the doctor and taken the medicine. However, if the patient actually follows the doctor's advice and takes the medicine regularly as prescribed, he will recover. And if he is very ill, it will be necessary to take a lot of medicine, whereas if he is only mildly ill, only a little medicine will be needed to finally cure him. The fact that we must use a lot of medicine is a result of the severity of our illness. It's only natural and you can see it for yourself with careful consideration. Doctors prescribe medicine to eliminate disease from the body. The Teachings of the Buddha are prescribed to cure disease of the mind, to bring it back to its natural healthy state. So the Buddha can be considered to be a doctor who prescribes cures for the ills of the mind. He is, in fact, the greatest doctor in the world. Mental ills are found in each one of us without exception. When you see these mental ills, does it not make sense to look to the Dhamma as support, as medicine to cure your ills? Travelling the path of the Buddha-Dhamma is not done with the body. You must travel with the mind to reach the benefits. We can divide these travellers into three groups: First Level: this is comprised of those who understand that they must practice themselves, and know how to do so. They take the Buddha, Dhamma and Sangha as their refuge and have resolved to practice diligently according to the Teachings. These persons have discarded merely following customs and traditions, and instead use reason to examine for themselves the nature of the world. These are the group of "Buddhist believers." Middle Level: This group is comprised of those who have practiced until they have an unshakable faith in the Teachings of the Buddha, the Dhamma and the Sangha. They also have penetrated to the understanding of the true nature of all compounded formations. These persons gradually reduce clinging and attachment. They do not hold onto things and their minds reach deep understanding of the Dhamma. Depending upon the degree of non-attachment and wisdom they are progressively known as Stream- Enterers, Once-Returners and Non-Returners, or simply, Noble Ones. Highest Level: This is the group of those whose practice has led them to the body, speech and mind of the Buddha. They are above the world, free of the world, and free of all attachment and clinging. They are known as Arahats or Free Ones, the highest level of the Noble Ones. How to Purify One's MoralityMorality is restraint and discipline of body and speech. On the formal level this is divided into classes of precepts for lay people and for monks and nuns. However, to speak in general terms, there is one basic characteristic -- that is INTENTION. When we are mindful or self-recollected, we have right intention. practicing self-recollection and mindfulness will generate good morality. It is only natural that when we put on dirty clothes and our bodies are dirty, that out minds too will feel uncomfortable and depressed. However, if we keep our bodies clean and wear clean, neat clothes, it makes our minds light and cheerful. So too, when morality is not kept, our bodily actions and speech are dirty, and this is a cause for making the mind unhappy, distressed and heavy. We are separated from right practice and this prevents us from penetrating in the essence of the Dhamma in our minds. The wholesome bodily actions and speech themselves depend on mind, properly trained, since mind orders body and speech. Therefore, we must continue practice by training our minds. Practice of Concentration TrainingThe training in concentration is practice to make the mind firm and steady. This brings about peacefulness of mind. Usually our untrained minds are moving and restless, hard to control and manage. Mind follows sense distractions wildly just like water flowing this way and that, seeking the lowest level. Agriculturists and engineers, though, know how to control water so that it is of greater use to mankind. Men are clever, they know how to dam water, make large reservoirs and canals -- all of this merely to channel water and make it more useable. In addition the water stored becomes a source of electrical power and light, further benefits from controlling its flow so that it doesn't run wild and eventually settle into a few low spots, its usefulness wasted. So too, the mind which is dammed and controlled, trained constantly, will be of immeasurable benefit. The Buddha Himself taught, "The mind that has been controlled brings true happiness, so train you minds well for the highest of benefits." Similarly, the animals we see around us -- elephants, horses, cattle, buffalo, etc., must be trained before they can be useful for work. Only after they have been trained is their strength of benefit to us. In the same way, the mind that has been trained will bring many times the blessings of that of an untrained mind. The Buddha and His Noble Disciples all started out in the same way as us -- with untrained minds; but afterwards look how they became the subjects of reverence for us all, and see how much benefit we can gain through their teaching. Indeed, see what benefit has come to the entire world from these men who have gone through the training of the mind to reach the freedom beyond. The mind controlled and trained is better equipped to help us in all professions, in all situations. The disciplined mind will keep our lives balanced, make work easier and develop and nurture reason to govern our actions. In the end our happiness will increase accordingly as we follow the proper mind training. The training of the mind can be done in many way, with many different methods. The method which is most useful and which can be practiced by all types of people is known as "mindfulness of breathing." It is the developing of mindfulness on the in-breath and the out-breath. In this monastery we concentrate our attention on the tip of the nose and develop awareness of the in- and out-breaths with the mantra word "BUD-DHO." If the meditator wishes to use another word, or simply be mindful of the air moving in and out, this is also fine. Adjust the practice to suit yourself. The essential factor in the meditation is that the noting or awareness of the breath be kept up in the present moment so that one is mindful of each in-breath and each out-breath just as it occurs. While doing walking meditation we try to be constantly mindful of the sensation of the feet touching the ground. This practice of meditation must be pursued as continuously as possible in order for it to bear fruit. Don't meditate for a short time one day and then in one or two weeks, or even a month, meditate again. This will not bring results. The Buddha taught us to practice often, to practice diligently, that is, to be as continuous as we can in the practice of mental training. To practice meditation we should also find a suitably quiet place free from distractions. In gardens or under shady trees in our back yards, or in places where we can be alone are suitable environments. If we are a monk or nun we should find a suitable hut, a quiet forest or cave. The mountains offer exceptionally suitable places for practice. In any case, wherever we are, we must make an effort to be continuously mindful of breathing in and breathing out. If the attention wanders to other things, try to pull it back to the object of concentration. Try to put away all other thoughts and cares. Don't think about anything -- just watch the breath. If we are mindful of thoughts as soon as they arise and keep diligently returning to the meditation subject, the mind will become quieter and quieter. When the mind is peaceful and concentrated, release it from the breath as the object of concentration. Now begin to examine the body and mind comprised of the five khandas: material form, feelings, perceptions, mental formations and consciousness. Examine these five khandas as they come and go. You will see clearly that they are impermanent, that this impermanence makes them unsatisfactory and undesirable, and that they come and go of their own -- there is no "self" running things. There is to be found only nature moving according to cause and effect. All things in the world fall under the characteristics of instability, unsatisfactoriness and being without a permanent ego or soul. Seeing the whole of existence in this light, attachment and clinging to the khandas will gradually be reduced. This is because we see the true characteristics of the world. We call this the arising of wisdom. The Arising of Wisdom Wisdom is to see the truth of the various manifestations of body and mind. When we use our trained and concentrated minds to examine the five khandas, we will see clearly that both body and mind are impermanent, unsatisfactory and soul-less. In seeing all compounded things with wisdom we do not cling or grasp. Whatever we receive, we receive mindfully. We are not excessively happy. When things of ours break up or disappear, we are not unhappy and do not suffer painful feelings -- for we see clearly the impermanent nature of all things. When we encounter illness and pain of any sort, we have equanimity because our minds have been well trained. The true refuge is the trained mind. All of this is known as wisdom which knows the true characteristics of things as they arise. Wisdom arises from mindfulness and concentration. Concentration arises from a base of morality or virtue. All of these things, morality, concentration and wisdom, are so inter-related that it is not really possible to separate them. In practice it can be looked at in this way: first there is the disciplining of the mind to be attentive to breathing. This is the arising of morality. When mindfulness of breathing is practiced continuously until the mind is quiet, this is the arising of concentration. Then examination showing the breath as impermanent, unsatisfactory and not-self, and the subsequent non-attachment, is the arising of wisdom. Thus the practice of mindfulness of breathing can be said to be a course for the development of morality, concentration and wisdom. They all come together. When morality, concentration and wisdom are all developed, we call this practicing the Eightfold Path which the Buddha taught as our only way out of suffering. The Eightfold Path is above all others because if properly practiced it leads directly to Nibbana, to peace. We can say that this practice reaches the Buddha-Dhamma truly and precisely. Benefits from PracticeWhen we have practiced meditation as explained above, the fruits of practice will arise in the following three stages: First, for those practitioners who are at the level of "Buddhist be faith," there will arise increasing faith in the Buddha, Dhamma and Sangha. This faith will become the real inner support of each person. Also, they will understand the cause-and-effect nature of all things, that wholesome action brings wholesome result and that unwholesome action brings unwholesome result. So for such a person there will be a great increase in happiness and mental peace. Second, those who have reached the noble attainments of Stream-Winner, Once-Returner or Non-Returner, have unshakable faith in the Buddha, Dhamma and Sangha. They are joyful and are pulled towards Nibbana. Third, for those Arahats or Perfected Ones, there will be the happiness free from all suffering. These are the Buddhas, free from the world, complete in the Faring of the Holy Way. We all have had the good fortune to be born as human beings and to hear the Teachings of the Buddha. This is an opportunity that millions of other beings do not have. Therefore do not be careless or heedless. Hurry and develop merits, do good and follow the path of practice in the beginning, in the middle and in the highest levels. Don't let time roll by unused and without purpose. Try to reach the truth of the Buddha's Teachings even today. Let me close with a Lao folk-saying: "Many rounds of merriment and pleasure past, soon it will be evening. Drunk with tears now, rest and see, soon it will be too late to finish the journey." |
Lịch Âm Dương
*Chương trình tu học
- Thứ Bảy: 9am-4pm khóa tu Niệm Phật tuần thứ 2, khóa tu Bát Quan Trai tuần thứ 4.
- Thứ Hai 7:30pm đến 9:00pm khoá thiền Zoom ID: 478 573 7740 Passcode: 2020
- Lớp Giáo Lý Giác Ngộ: Thứ Ba 12:30pm - 01:45pm và Thứ Năm 8:30pm - 9:45pm Zoom ID: 245 710 0974 Passcode: GN2022
- Sám hối hồng danh ngày 14 và 29/30 Âm lịch mỗi tháng lúc 8 pm Zoom ID: 929 715 2361
Nhấn vào để xem Lịch trình Sinh Hoạt của chùa
- Thứ Bảy: 9am-4pm khóa tu Niệm Phật tuần thứ 2, khóa tu Bát Quan Trai tuần thứ 4.
- Thứ Hai 7:30pm đến 9:00pm khoá thiền Zoom ID: 478 573 7740 Passcode: 2020
- Lớp Giáo Lý Giác Ngộ: Thứ Ba 12:30pm - 01:45pm và Thứ Năm 8:30pm - 9:45pm Zoom ID: 245 710 0974 Passcode: GN2022
- Sám hối hồng danh ngày 14 và 29/30 Âm lịch mỗi tháng lúc 8 pm Zoom ID: 929 715 2361
Nhấn vào để xem Lịch trình Sinh Hoạt của chùa
- ĐƯỢC QUAN TÂM/POPULAR POSTS
- NHẬN XÉT MỚI/NEW COMMENTS
0 comments